Thứ Ba, 20 tháng 3, 2018

Chữa đau nhức do chơi thể thao

Đa số tình trạng bị đau khuỷu tay thể thao là do làm việc quá nhiều hoặc do các chấn thương thể thao từ việc chơi tennis, golf... gây ảnh hưởng đến gân, cơ, dây chằng, xương khớp... Vậy chữa thế nào? Cùng xem bài viết nhé!


- Viêm gân do hội chứng golf:

Thường được cải thiện nhiều với việc nghỉ ngơi khuỷu, chườm đá, thuốc kháng viêm giảm đau Non steroids. Trong trường hợp viêm nặng có thể tiêm tại chỗ viêm Cortisone.

Ngoài ra, cũng có thể dùng băng thun quấn quanh vùng dưới khớp khuỷu để làm việc đỡ đau và tránh tổn thương tái phát. Cạnh đó có thể tiếp tục chườm đá chỗ khuỷu viêm đau để ngăn chặn quá trình viêm tái phát trong quá trình làm việc. Tập luyện kéo giãn cơ bằng duỗi thẳng khuỷu, kéo bàn tay gập mặt lưng.

- Viêm gân do hội chứng tennis elbow:

Với hội chứng này, khoảng 80% đến 95% bệnh nhân thành công với điều trị không phẫu thuật.

Các bước đầu tiên hướng tới phục hồi là để cho cánh tay của bạn nghỉ ngơi hợp lý. Điều này có nghĩa rằng bạn sẽ phải ngừng hoặc giảm tham gia vào các hoạt động thể thao hoặc làm việc nặng trong vài tuần.

Thuốc kháng viêm không steroid làm giảm đau và sưng. Nếu tình trạng đau trầm trọng hoặc kéo dài thuốc uống không hiệu quả, bác sĩ có thể tiêm kháng viêm tại chỗ Cortisone.

Ngoài ra, bạn nên tập bài tập kéo giãn cơ bằng cách duỗi thẳng khuỷu tay, kéo bàn tay gập mặt lòng. Giữ như vậy vài giây, sau đó thả lỏng. Làm lặp đi lặp lại như vậy khoảng 10-20 lần. Tập 3 lần/ ngày.

Chườm đá chỗ khuỷu tay đau 3 lần/ ngày, mỗi lần 15-20 phút. ( nếu mới bị đau) . Trường hợp đau mãn tính, chườm nóng trước khi tập luyện, sau tập chườm đá để giảm sưng đau

Vật lý trị liệu:

Bài tập cụ thể là hữu ích cho việc tăng cường cơ bắp của cánh tay. Bác sĩ trị liệu của bạn cũng có thể thực hiện siêu âm, massage đá, hoặc các kỹ thuật cơ kích thích để cải thiện cơ bắp chữa bệnh. Sóng siêu âm trị liệu làm giảm viêm và kích thích sự lành nhanh của gân tổn thương. Điều trị thoái hóa khớp lâu năm http://coxuongkhoppcc.com/dieu-tri-thoai-hoa-khop.html

Băng thun hoặc nẹp thun khuỷu tay: trong khi làm việc hay chơi thể thao có thể làm giảm tổn thương gân và giảm đau. Nếu mọi phương pháp điều trị nội khoa trên không hiệu quả bác sĩ sẽ phẫu thuật.

Cách phòng chống đau khuỷu tay:


Như đã nói ở trên, hầu hết các rối loạn khuỷu tay là kết quả của việc làm việc quá nhiều và bị tổn thương khuỷu tay. Tuy nhiên vẫn có thể được ngăn ngừa bằng cách:

- Sửa chữa các lỗi kỹ thuật trong hoạt động thể thao.
- Sử dụng thiết bị thể thao với kích thước phù hợp người chơi.
- Sử dụng sức căng thích hợp trên cây vợt khi sử dụng vợt.
- Khởi động làm nóng và kéo dài cơ đúng cách trước khi chơi thể thao.
- Tập các bài tập tăng cường cơ bắp xung quanh khớp khuỷu tay.
- Dùng băng thun hoặc nẹp thun khuỷu tay khi làm việc hoặc chơi thể thao
- Giãn cách thời gian hợp lý trong các công việc mang tính lặp đi lặp lại

Hy vọng những chia sẻ của bác sĩ có thể mang lại cho bạn nhiều thông tin bổ ích. Chúc bạn luôn khỏe mạnh và vui vẻ trong cuộc sống.

Xem thêm: Teo cơ

Thứ Bảy, 17 tháng 3, 2018

Cơ chế gây teo cơ và cách điều trị

Vì khối lượng cơ chính là chìa khóa quy định sức mạnh của cơ nên khi cơ bị teo, nhóm cơ đó sẽ trở nên yếu đi. Nếu chú ý, bạn sẽ thấy vùng cơ bị teo đi nhỏ hẳn lại so với bên đối diện. Một số loại teo cơ có thể hồi phục, một số khác thì sẽ gây teo cơ vĩnh viễn hoặc thậm chí tiến triển nặng hơn.


Cơ chế gây ra teo cơ:


Teo cơ là kết quả do sự mất cân đối giữa 2 chu trình tạo cơ và hủy cơ. Ở những người bị teo cơ, chu trình hủy cơ đặc biệt mạnh mẽ, hoặc chu trình tạo cơ bị ức chế. Kết quả là khối lượng cơ bi giảm không được bù trừ dẫn đến teo cơ.

Biến chứng và tác hại của bệnh teo cơ:


Khi bị teo cơ, bạn có thể gặp phải một số biến chứng như sau:

- Yếu cơ

- Teo các vùng cơ khác, đặc biệt nhanh trong các bệnh như đa xơ cứng, teo cơ tiến triển.

- Té ngã: Khi teo cơ chi dưới, sức mạnh cơ bị giảm dẫn khả năng giữ thăng bằng kém hẳn đi. Điều này sẽ làm nguy cơ té ngã tăng cao

- Gãy xương: Không chỉ té ngã làm tăng nguy cơ gãy xương, khi khối lượng cơ giảm cũng làm tăng nguy cơ gãy xương, đặc biệt là đối với các nhóm cơ chi dưới.

Điều trị bệnh teo cơ:


Chẩn đoán

Các bác sĩ chủ yếu bằng khám lâm sàng và làm các xét nghiệm cận lâm sàng để tìm nguyên nhân:

Cận lâm sàng

CT Scan.
MRI: các xét nghiệm hình ảnh học sẽ cho thấy khối lượng cơ giảm.
Xét nghiệm máu: Khi cơ phân hủy nhiều sẽ làm tăng các chất như Ure, Kali, CK, LDH.
Xét nghiệm nước tiểu: Khi cơ phân hủy khiến nước tiểu có màu đỏ sẫm, hoặc nâu. Các xét nghiệm như Myoglobin, Phân tích nước tiểu 10 thông số sẽ được chỉ định.
Điện cơ: đặc biệt nhạy với các trường hợp teo cơ do thần kinh cơ. Kết quả những trường hợp này thường là tổn thương thần kinh mạn tính, giúp nhận ra các dây thần kinh cơ đã chết.

Chẩn đoán phân biệt

- Viêm cơ, tiêu cơ vân:

Tình trạng này có thể gây teo cơ hoặc sưng vùng cơ bị viêm, tiêu hủy. Tuy nhiên, nếu không can thiệp kịp thời có thể gây ra suy thận cấp, dẫn đến suy đa cơ quan.

Đặc điểm lâm sàng:
Sưng, mỏi yếu cơ
Nước tiểu sẫm màu, màu đỏ, màu xá xị
Các biến chứng do tăng Kali máu như: Loạn nhịp tim

- Giảm khối cơ do lão hóa:

Tình trạng teo cơ yếu cơ này thường xảy ra ở người lớn tuổi. Nó hoàn toàn là một quá trình của tự nhiên. Mặc dù nó vẫn có thể gây ra yếu cơ và không hồi phục nhưng tình trạng này hoàn toàn bình thường và không cần can thiệp điều trị. Đối với người lớn tuổi mắc chứng này, các dụng cụ hỗ trợ như xe đẩy, gậy, xe lăn… sẽ giúp họ cải thiện được chất lượng cuộc sống.

Điều trị:

Tùy theo nguyên nhân teo cơ mà việc điều trị cũng khác nhau. Một số loại teo cơ có thể hồi phục, một số khác thì sẽ gây teo cơ vĩnh viễn hoặc thậm chí tiến triển nặng hơn.

Dinh dưỡng

Các thức ăn có nhiều đạm, protein, vitamin B là các nhóm được chú trọng trong điều trị teo cơ. Dinh dưỡng là bước điều trị thiết yếu bất kể nguyên nhân nào gây ra teo cơ.

Một số chế độ ăn  được thiết kế đặc biệt chứa nhiều glutamin, creatine cũng đang được nghiên cứu và ngày càng chứng tỏ hiệu quả.

Tập vật lý trị liệu

Mặc dù đây cũng là điều trị cơ bản và cần thiết cho người bị teo cơ. Tuy nhiên, hiệu quả sẽ khá khác biệt, thay đổi tùy theo nguyên nhân gây ra teo cơ.

Đối với các nguyên nhân do ít vận động cơ như bất động lâu ngày, chấn thương thì Tập vật lý trị liệu sẽ giúp teo cơ hồi phục. Thậm chí, một số trường hợp có thể quay về tình trạng như trước khi bị teo cơ.

Thuốc điều trị

- Mục đích làm chậm tiến triển bệnh:

- Mục đích hỗ trợ, điều trị triệu chứng:

Một số bệnh như loạn dưỡng cơ Duchenne, Becker do đột biến gen gây ra. Do đó, người bệnh sẽ được ghép nguyên bào cơ hoặc tế bào gốc để tạo ra các tế bào cơ mới không bị dị tật.

Liệu pháp gen

Tương tự như liệu pháp tế bào, mục đích là tác động vào nguồn gốc bệnh. Trong liệu pháp này, các chuyên gia sẽ cũng cấp các gen mã hóa lành không bệnh vào nhóm cơ, cơ thể của người bệnh để sữa chữa các đột biến lỗi. Mặc dù khá triển vọng nhưng phương pháp này cần được nghiên cứu nhiều hơn trước khi đưa vào điều trị rộng rãi.

Hy vọng những kiến thức được chia sẻ trong bài viết có thể giúp cho bạn đọc có cái nhìn tích cực hơn và có những phương pháp tốt nhất để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình. Chúc bạn đọc có thời gian thật ý nghĩa và vui vẻ.

Xem thêm: Đau cơ bắp

Thứ Năm, 15 tháng 3, 2018

Một số hướng điều trị đau nhức cơ bắp

Tình trạng đau cơ bắp chân ảnh hưởng đến việc di chuyển, khiến nhiều người rất khó chịu nhưng lại không biết nguyên nhân do đâu và làm cách nào để giảm đau nhanh chóng. Vì vậy, chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ những cơn đau cơ bắp chân của mình xuất phát từ đâu và cách điều trị đau nhức cơ bắp chân hiệu quả qua các các thông tin sau đây. 


Người bệnh có thể áp dụng phương pháp điều trị đau cơ bắp chân bằng việc sử dụng thuốc kết hợp với chế độ dinh dưỡng, điều chỉnh thói quen sinh hoạt, thực hiện các động tác xoa bóp và bài thập vận động thư giãn và tăng cường sức khỏe cơ bắp.

1 – Điều trị bằng thuốc


Với các trường hợp đau do bệnh lý, việc điều trị bằng thuốc là yêu cầu bắt buộc. Theo Bs Tuyết Lan, thông thường, với hai nguyên nhân chính dây đau nhức bắp chân do suy tĩnh mạch và đau dây thần kinh tọa, có nhiều phương pháp có thể được sử dụng để điều trị.

Cách thứ nhất là các loại thuốc Tân dược. Các thuốc tây y thường dùng trong trường hợp này là thuốc chống viêm không chứa corticoid giảm đau nhức và kháng viêm hiệu quả. Các thuốc này thường có tác dụng nhanh chóng đối với tình trạng đau nhức cơ. Tuy nhiên, thực tế là các thuốc này chỉ tập trung điều trị vào biểu hiện bên ngoài là hiện tượng đau nhức cơ chân, mà không chữa từ nguyên nhân gây bệnh, nên bệnh chỉ được điều trị khỏi tạm thời mà không triệt để và rất dễ bị tái phát. Bên cạnh đó, việc sử dụng thuốc trong một thời gian dài cũng có thể dẫn tới những tác dụng phụ không mong muốn đối với cơ thể người bệnh.

Một phương pháp khác đang là sự lựa chọn của nhiều bệnh nhân là sử dụng các bài thuốc Đông y. Khác với tây y, trong quá trình điều trị, Đông y đồng thời chữa cả triệu chứng bên ngoài và căn nguyên gây bệnh từ bên trong. Với hiện tượng đau nhức bắp chân do suy tĩnh mạch hay tổn thương cột sống gây chèn ép dây thần kinh tọa, để việc điều trị đạt hiệu quả thì cần phải điều trị vào căn nguyên gây bệnh.

Nếu nguyên nhân là do suy tính mạch, bài thuốc chữa bệnh sẽ tập trung vào tác dụng hoạt huyết hành khí. Một số thành phần chính thường được sử dụng là các vị  khương hoàng, đăng sâm, khương phụ, ô dược,… sẽ hỗ trợ cho quá tình lưu thông máu, làm tăng cường độ bền của thành tĩnh mạch. Nhờ vậy, máu không còn bị ứ đọng mà được lưu thông thông suốt trở lại và tình trạng đau nhức sẽ không còn.

Cũng cùng với nguyên lý đó, khi nguyên nhân gây bệnh xuất phát từ xương khớp, tức là khi đó tạng can và thận của người bệnh đang bị hư tổn. Tác dụng của thuốc vì thế phải tập trung vào bổi bổ can, thận, khôi phục và tăng cường chức năng của hai tạng phủ này. Khi 2 tạng này được phục hổi, tự khắc cơ thể sẽ có cơ chế để cân bằng lại, từ đó đẩy lùi được bệnh tật một cách tự nhiên.

2 – Kết hợp các biện pháp xoa bóp, châm cứu


– Xoa bóp chân để giúp tĩnh mạch thông suốt và giảm đau rất tốt. Tránh dùng dầu nóng để xoa bóp khi bị đau bắp chân vì có thể khiến tĩnh mạch bị giãn, máu bị đọng , tuy có thể giảm đau nhanh nhưng đây chỉ là cảm giác tạm thời, càng thoa nhiều dầu nóng càng khiến cơn đau nặng hơn sau đó. Điều trị thoái hóa cột sống không tái phát http://coxuongkhoppcc.com/thoai-hoa-cot-song-co-chua-khoi-khong.html

– Người bệnh có thể dùng nước mật ong chanh ấm để làm dung dịch xoa bóp cho bắp chân hoặc ngâm chân với nước muối ấm từ 15-20 phút cũng giúp chân được thư giãn, giảm đau chân tốt.

– Khi hai bắp chân có tình trạng co cứng, hãy dùng ngón tay bóp mạnh vào bắp chân 15-20 giây, cơn đau sẽ dịu đi nhanh chóng. Sau đó, thực hiện động tác co duỗi 2 chân và đứng lên ngồi xuống để thư giãn chân. Khi thực hiện những động tác này nhớ uống thêm nước để cảm thấy thoải mái.

– Đeo tất áp lực cũng là một biện pháp giúp các van tĩnh mạch đang bị hở khép lại và giảm đau nhức cơ bắp nhanh.

3 – Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt


– Bổ sung các loại thực phẩm giàu chất xơ, protein, vitamin E, các khoáng chất như canxi, magie,… vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày để giúp giảm đau mỏi cơ bắp.

– Uống nhiều nước để bổ sung đủ lượng nước thất thoát trong quá trình lao động.

– Có thời gian làm việc, sinh hoạt và nghỉ ngơi hợp lý, tránh vận động mạnh dễ khiến cơ bắp chân đau nhức trở lại.

– Nếu có hút thuốc lá thì nhớ bỏ ngay. Chất nicotine trong thuốc lá thường khiến máu khó lưu thông, giảm lượng dưỡng khí trong máu đi nuôi cơ thể gây ra đau nhức.

 4 – Tập thể dục


– Khởi động kỹ càng và đúng cách trước khi luyện tập tránh bị chuột rút.

– Người bệnh có thể tập thể dục bằng cách đi bộ nhẹ nhàng hoặc đi bộ tại chỗ bằng máy sẽ giúp giảm đau nhức rõ rệt.

– Thực hiện các bài tập kéo căng và tăng tuần hoàn máu cho các cơ bắp bằng phương pháp yoga, kéo giãn cơ…

Hy vọng những chia sẽ của bác sĩ sẽ giúp bạn có những kiến thức để bảo vệ sức khỏe của mình và gia đình được tốt hơn. Chúc bạn luôn vui vẻ và mạnh khỏe.

Nguyên nhân triệu chứng đau vai gáy

Đau sau gáy hay đau mỏi vai gáy là triệu chứng thường gặp ở mọi lứa tuổi nhất là những người thường xuyên ngồi nhiều hay bê vác vật nặng tiêu biểu như công nhân, cửu vạn bốc vác, nhân viên văn phòng, tài xế lái xe…  Mời bạn đọc cùng tìm hiểu ngay trong bài chia sẻ dưới đây nhé!


Biểu hiện dễ nhận biết của chứng đau sau gáy

Dạo gần đây mỗi buổi sáng khi thức dậy đột nhiên bạn thấy cổ mình đau nhức không thể cử động được, kèm theo đó là triệu chứng đau, ê mỏi vùng bả vai, thỉnh thoảng đau lan xuống cánh tay.

► Theo các chuyên gia khoa xương khớp, đau sau gáy hay đau mỏi vai gáy tiến triển theo 2 giai đoạn với biểu hiện như sau:

Ở giai đoạn cấp tính, những cơn đau mỏi vai gáy sẽ có biểu hiện đau, mỏi phần vai gáy, cứng cổ, khó quay đầu hay khó nghiêng đầu sang một bên, cơn đau nhức thêm nghiêm trọng khi bạn cúi hay ngửa cổ. Khi muốn cúi cần phải xoay toàn bộ thân người còn khi cúi thì cơn đau mạnh hơn, lan rộng hơn, rất khó chịu.

Trong giai đoạn mãn tính, ngoài biểu hiện đau nhức vai gáy bệnh nhân còn có dấu hiệu đau đầu, đau vùng vai, cơn đau lan xuống cánh tay, ngón tay…

► Triệu chứng đau sau gáy có thể kéo dài trong nhiều ngày. Mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh nhưng đau mỏi vai gáy có thể làm bệnh nhân mệt mỏi, làm sa sút về mặt tinh thần và sức khỏe.

Nguyên nhân cơ học:


Một vài nguyên nhân quen thuộc dẫn tới chứng đau mỏi vai gáy mà bạn thường mắc phải sau đây:

✓  Do thói quen nằm gối quá cao

✓  Do điều hòa thổi thẳng vào sau gáy

✓  Do tắm gội vào buổi tối khuya hay do dầm mưa lâu, cảm lạnh…

Tất cả những thói quen xấu trên sẽ làm giảm cung cấp oxy cho các tế bào và cơ từ đó dẫn tới tình trạng thiếu máu làm đau nhức, cứng vai và cổ, người mệt mỏi, khó cử động cổ hay vặn lưng, tay.


Với những nguyên nhân này bạn hoàn toàn có thể tự mình điều trị mà không cần sử dụng bất cứ loại thuốc nào. Thay đổi thói quen sống, xây dựng lối sống lành mạnh khoa học là cách tốt nhất để đẩy lùi cơn đau nhức cũng như mọi loại bệnh tật.

Nguyên nhân do tuổi tác


Tuổi cao sức yếu cũng là nguyên nhân dẫn tới các cơn đau sau gáy mà bạn không thể tránh được. Ở lứa tuổi trung niên và cao tuổi quá trình lão hóa trở nên mạnh mẽ, xương khớp giảm tính đàn hồi, độ dẻo dai không còn như xưa, quá trình lưu thông máu cũng như trao đổi oxy giảm từ đó gây ra hiện tượng nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt, đau nhức vai váy, mỏi cổ, đau mỏi xương khớp,…


Tuy nhiên trong cuộc sống hiện đại ngày nay, không chỉ người cao tuổi mà ngay cả những người trẻ, ở độ tuổi 20-30 cũng có thể phải chịu cơn đau sau gáy bất cứ lúc nào đặc biệt là giới nhân viên văn phòng thường phải ngồi lâu, ngồi máy lạnh trong thời gian dài, lười vận động hay công nhân, nhân viên thu ngân, tài xế lái xe, … đây là những đối tượng dễ mắc bệnh nhất.

Nguyên nhân do bệnh lý:


Bên cạnh các lý do dẫn tới cơn đau sau gáy là do cơ học, đau do tuổi tác thì lý do nữa thường đến từ bệnh tật. Các bệnh lý hay gặp nhất là bệnh xương khớp như: dính khớp bả vai, thoái hóa đốt sống cổ, gai cột sống, thoát vị đĩa đệm và loãng xương,…

Nguyên nhân đau do thời tiết:


Thời tiết cũng là nguyên do khiến gáy và vai của bạn bị mỏi và đau nhức. Khi thời tiết thay đổi nóng lạnh đột ngột làm khí huyết ứ trệ, oxy cung cấp cho máu bị suy giảm làm thiếu máu cục bộ dẫn tới các cơ đau nhức.

Các cơn đau sau gáy thường bắt đầu xuất hiện với mức độ nhẹ và tăng dần khiến người bệnh mệt mỏi vô cùng, đôi khi chỉ một cử động nhẹ cũng khiến bạn nhăn mặt vì đau đớn. Dần dần người bệnh sẽ gặp khó khăn mỗi khi vận động vùng cổ, vai, gáy, thậm chí là những động tác cử động đi lại nhẹ nhàng.

Hy vọng những chia sẽ trên của bác sĩ sẽ giúp bạn có những kiến thức bổ ích. Chúc bạn luôn vui vẻ và mạnh khỏe trong cuộc sống.

Xem thêm: Đau đầu gối

Thứ Ba, 13 tháng 3, 2018

Trường hợp đau đầu gối không rõ nguyên nhân

Đau đầu gối là một căn bệnh phổ biến hiện nay, mọi lứa tuổi đều có thể bị bệnh này. Đau đầu gối có thể là do chấn thương, do bệnh viêm khớp, do tuổi già,…Một số trường hợp đau khớp gối không rõ nguyên nhân vì sao. Nội dung bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các triệu chứng cũng như cách phòng tránh bệnh đau đầu gối được hiệu quả.


Triệu chứng đau đầu gối:


Những vị trí và mức độ nghiêm trọng của bệnh đau đầu gối có thể sẽ khác nhau, còn tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra bệnh. Trong một vài trường hợp đau đầu gối không rõ nguyên nhân thì bạn nên tham khảo các dấu hiệu và triệu chứng dưới đây để có thể nhận biết được có phải mình đang mắc phải bệnh đau đầu gối hay không::

- Đầu gối bị sưng lên và bị cứng lại.

- Vùng đầu gối đỏ lên và khi chạm vào thấy ấm...

- Nghe thấy có tiếng lạo xạo hoặc ken két ở đầu gối của mình khi cử động..

- Việc di chuyển bình thường như: đi lại, đứng lên, ngồi xuống cũng cảm thấy đau nhức.

Phòng tránh bệnh đau đầu gối


- Cần giữ gìn sức khẻo bằng cách tập luyện thể dục thể thao đều đặn mỗi ngày. Giúp làm giảm sự mệt mỏi của khớp đầu gối.

- Nên hoạt động thường xuyên, tránh chỉ ngồi lì một chỗ trong khoảng thời gian dài.

- Tránh làm những việc vận động, gánh vác nặng, nhất là khi trước đó bạn đã bị chấn thương đầu gối.

- Nên kiểm soát cân nặng của mình ở mức vừa phải vì thừa cân sẽ gây tăng áp lực lên gối và gây nguy cơ bị viêm khớp. Trị thoát vị đĩa đệm bằng đông y http://coxuongkhoppcc.com/tri-thoat-vi-dia-dem-bang-dong-y.html

- Sử dụng loại giầy dép phù hợp với cơ thể

- Có chế độ nghỉ ngơi hợp lý sau một ngày làm việc mệt mỏi

- Cần có một chế độ ăn uống hợp lý đảm bảo đủ chất dinh dưỡng: Nên bổ sung nhiều vitamin C. Hạn chế những ăn có quá nhiều muối vì muối sẽ gây tích nước và làm phù, làm cho áp lực lên khớp gối bị tăng, sẽ dẫn đến đau nhức.khớp gối. Không nên ăn số loại rau củ họ Cà như: quả cà, cà chua, hạt tiêu, ớt...có chứa một số độc tố gây nhạy cảm đối với những bệnh nhân bị viêm khớp.

Hy vọng những chia sẽ bổ ích trên sẽ giúp bạn đọc có nhiều hơn kiến thức để giúp ích cho bản thân hay người thân. Chúc các bạn luôn mạnh khỏe.

Thứ Hai, 12 tháng 3, 2018

Phục hồi chức năng viêm cột sống dính khớp

Phục hồi chức năng bệnh viêm cột sống dính khớp là liệu pháp điều trị cơ bản và rất cần thiết cần được áp dụng trong quá trình điều trị bệnh. Các dạng bệnh xương khớp nói chung muốn chữa trị đều cần thời gian lâu dài kèm theo sự nỗ lực của bản thân người bệnh trong vấn đề luyện tập tích cực. Nếu như vì ngại đau mà không tìm phương pháp tiến hành phục hồi chức năng viêm cột sống dính khớp, tình trạng sẽ trở nên xấu đi và khả năng điều trị thành công bị giảm đi đáng kể. 


VIÊM CỘT SỐNG DÍNH KHỚP CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?


Đây là một dạng bệnh xương khớp mãn tính, xảy ra phổ biến ở độ tuổi rất trẻ (dưới 30 tuổi) và hầu hết phát hiện thấy ở nam giới. Điều này gây ảnh hưởng khá lớn đến khả năng lao động, làm việc, sinh hoạt nói chung của giới trẻ.

Nguồn gốc dẫn đến hiện tượng dính khớp là do những thương tổn tại vùng khớp cùng của xương chậu nối với cột sống (đoạn sống cùng), gây ra sự lắng tụ canxi và cố định các tổn thương lại, nhưng đồng thời cùng khiến hoạt động khớp tại đây bị cứng, khó khăn và liên kết cứng với nhau mất đi sự linh hoạt. Viêm cột sống dính khớp thường kéo theo biểu hiện ở các khớp hai chi dưới cơ thể, dễ gây ảnh hưởng đến vận động đi lại, chạy nhảy…

Căn bệnh này thường có tiến triển rất chậm trong cơ thể mà người bệnh khó có thể nhận biết trong thời gian đầu. Cho nên, nếu để bệnh duy trì lâu dài không có hướng tác động tích cực, nguy cơ cao nhất là tàn phế hoàn toàn có thể xảy ra.

NHỮNG ẢNH HƯỞNG MÀ VIÊM CỘT SỐNG DÍNH KHỚP GÂY RA CHO CƠ THỂ NGƯỜI BỆNH


Đau tại vùng thắt lưng, mông, hông, đau dọc theo đường phân bố của dây thần kinh tọa, đau các khớp ở chi dưới, thậm chí là lên tới đoạn đốt sống cổ.

Đau hơn khi có vận động cột sống thắt lưng và về ban đêm, gây ảnh hưởng tinh thần người bệnh.
Vào các buổi sáng khi thức dậy sẽ thấy hiện tượng cứng khớp tại thắt lưng, khó vận động, người bệnh sẽ phải ngồi một lúc, vận động nhẹ nhàng rồi mới có thể đứng dậy tiến hành các hoạt động cá nhân.

Eo lưng sẽ bị dẹt đi khi bệnh tiến triển ở giai đoạn muộn. Cột sống biến dạng, lưng gù, cổ bị dướn về phía trước.

Khi chứng viêm khớp háng xuất hiện, người bệnh sẽ cảm thấy đau tại vùng mông, bẹn, teo cơ tại mông và đùi, khớp gối sưng đau, việc đi lại hết sức khó khăn.

Các khớp vai, cổ chân cũng có thể bị ảnh hưởng.

Bệnh nhân sẽ có thể mắc một số chứng bệnh hay hiện tượng khác như sụt cân, viêm mống mắt, hở van tim, viêm ruột, thể trạng luôn mệt mỏi…

PHỤC HỒI CHỨC NĂNG BỆNH VIÊM CỘT SỐNG DÍNH KHỚP CÓ VAI TRÒ NHƯ THẾ NÀO?


Viêm cột sống dính khớp tiến triển rất từ từ và chậm chạp trong cơ thể, lại thuộc vào dạng bệnh xương khớp, vốn không thể vội vàng nhanh chóng dù có áp dụng bất kỳ phương pháp điều trị nào. Khả năng phục hồi của bệnh nhân đến đâu là phụ thuộc phần lớn vào quá trình nỗ lực của chính bản thân họ. Phục hồi chức năng bệnh viêm cột sống dính khớp là sử dụng các biện pháp cụ thể, nhằm vào các mục đích sau đây:

phục hồi chức năng viêm cột sống dính khớp

Kiểm soát được những cơn đau và hạn chế tình trạng viêm.

Ngăn ngừa nguy cơ biến chứng thành các biểu hiện teo cơ, cứng khớp, biến dạng cột sống, biến dạng khớp.

Duy trì được tầm vận động của cột sống và khớp, sau đó cải thiện dần theo hướng tích cực lên, đồng nghĩa với việc duy trì và cải thiện chức năng vận động nói chung cho cơ thể.

Cải thiện tâm lý, tình hình sức khỏe, hạn chế stress và những suy nghĩ tiêu cực cho bệnh nhân.


CÁC PHƯƠNG PHÁP PHỤC HỒI CHỨC NẶNG BỆNH VIÊM CỘT SỐNG DÍNH KHỚP PHỔ BIẾN THƯỜNG ÁP DỤNG:


Về cơ bản

Bệnh nhân và người nhà bệnh nhân cần được phổ biến đầy đủ và đúng đắn những kiến thức nói chung về bệnh viêm cột sống dính khớp, đồng thời phân tích cụ thể tình trạng bệnh của cá nhân, khả năng điều trị và mức độ khả quan của các phương pháp.

Giữ cho tinh thần người bệnh luôn lạc quan với những kết quả điều trị có xu hướng tốt. Tích cực động viên lấy tinh thần để họ tự giác thực hiện các phương pháp phòng tránh, luyện tập chủ động.

Phổ biến cho người bệnh và người nhà bệnh nhân về những lưu ý chi tiết trong quá trình điều trị bệnh cũng như sau đó, ví dụ như nằm ngủ phải nằm trên nền cứng; sử dụng gối không quá cao cũng không quá cứng, tốt nhất là gối mỏng hoặc không dùng gối; không làm các công việc nặng nhọc; hạn chế tối đa tư thế ngồi xổm…

Hy vọng những chia sẽ của bác sĩ có thể giúp bạn có thêm thông tin bổ ích và có lợi cho sức khỏe. Chúc bạn luôn mạnh khỏe và thành công.

Thứ Sáu, 29 tháng 12, 2017

Trẻ bị còi xương nên bổ sung canxi như thế nào ?

Vitamin D có vai trò quan trọng trong sự phát triển của hệ xương khớp. Vitamin D có tác dụng tăng cường hấp thụ bổ sung canxi cho trẻ bị còi xương ở ruột và tham gia vào quá trình tái tạo hệ xương khớp chắc khỏe. Khi trẻ bị thiếu vitamin D có thể làm suy giảm sự hấp thu canxi và dẫn đến hạ canxi máu, rối loạn quá trình khoáng hóa xương.

Trẻ bị thiếu vitamin D và canxi xó nguy cơ bị còi xương rất cao với các biểu hiện sau đây:

Trẻ thường xuyên quấy khóc, ngủ không yên giấc, hay giật mình và đổ mồ hôi trộm.

Có hiện tượng rụng tóc vành khăn sau gáy.

Trẻ bị co giật do hạ canxi máu trong trường hợp còi xương cấp tính.

Chậm mọc răng, chậm biết lẫy, bò, đi, đứng.

Trẻ có một số biểu hiện ở xương như thóp rộng với bờ thóp mềm, trán dô, đầu bẹp cá trê…

Trẻ bị còi xương nặng thường xuất hiện các di chứng dô ức gà, chân cong chữ X, chữ O, vòng cổ tay cổ chân…

Trẻ bị còi xương nên uống sữa gì ?

Trẻ bị còi xương nên bổ sung canxi như thế nào ?
Trẻ bị còi xương nên bổ sung canxi như thế nào ?


Ngoài chế độ ăn uống hàng ngày, trẻ từ lúc nhỏ đến 14 tuổi vẫn cần được uống sữa để bổ sung canxi và tăng chiều cao. Đối với những trẻ bị còi xương thì việc cho trẻ uống sữa để bổ sung các dưỡng chất cần thiết là vô cùng quan trọng.  Đông y chữa gai cột sống http://coxuongkhoppcc.com/dong-y-chua-gai-cot-song.html

Cha mẹ nên cho trẻ uống sữa chứa nhiều vitamin D và canxi để nuôi dưỡng hệ xương khớp hiệu quả hơn. Các vị phụ huynh nên tham khảo ý kiến chuyên gia dinh dưỡng hay bác sĩ nhi khoa để được cho lời khuyên tốt nhất về các loại sữa cho bé, cũng như liều lượng sữa cần bổ sung mỗi ngày.

Bên cạnh đó, cha mẹ nên bổ sung các thực phẩm giàu vitamin D và canxi như gan, cá, thịt, tôm, cua, trứng, sữa, ngũ cốc, rau xanh và các loại quả chín vào chế độ dinh dưỡng của trẻ. Đồng thời cho bé tắm nắng từ 10-15 phút trước 8 giờ sáng mỗi ngày để hấp thu vitamin D và tổng hợp canxi tốt hơn.