Thứ Sáu, 29 tháng 12, 2017

Trẻ bị còi xương nên bổ sung canxi như thế nào ?

Vitamin D có vai trò quan trọng trong sự phát triển của hệ xương khớp. Vitamin D có tác dụng tăng cường hấp thụ bổ sung canxi cho trẻ bị còi xương ở ruột và tham gia vào quá trình tái tạo hệ xương khớp chắc khỏe. Khi trẻ bị thiếu vitamin D có thể làm suy giảm sự hấp thu canxi và dẫn đến hạ canxi máu, rối loạn quá trình khoáng hóa xương.

Trẻ bị thiếu vitamin D và canxi xó nguy cơ bị còi xương rất cao với các biểu hiện sau đây:

Trẻ thường xuyên quấy khóc, ngủ không yên giấc, hay giật mình và đổ mồ hôi trộm.

Có hiện tượng rụng tóc vành khăn sau gáy.

Trẻ bị co giật do hạ canxi máu trong trường hợp còi xương cấp tính.

Chậm mọc răng, chậm biết lẫy, bò, đi, đứng.

Trẻ có một số biểu hiện ở xương như thóp rộng với bờ thóp mềm, trán dô, đầu bẹp cá trê…

Trẻ bị còi xương nặng thường xuất hiện các di chứng dô ức gà, chân cong chữ X, chữ O, vòng cổ tay cổ chân…

Trẻ bị còi xương nên uống sữa gì ?

Trẻ bị còi xương nên bổ sung canxi như thế nào ?
Trẻ bị còi xương nên bổ sung canxi như thế nào ?


Ngoài chế độ ăn uống hàng ngày, trẻ từ lúc nhỏ đến 14 tuổi vẫn cần được uống sữa để bổ sung canxi và tăng chiều cao. Đối với những trẻ bị còi xương thì việc cho trẻ uống sữa để bổ sung các dưỡng chất cần thiết là vô cùng quan trọng.  Đông y chữa gai cột sống http://coxuongkhoppcc.com/dong-y-chua-gai-cot-song.html

Cha mẹ nên cho trẻ uống sữa chứa nhiều vitamin D và canxi để nuôi dưỡng hệ xương khớp hiệu quả hơn. Các vị phụ huynh nên tham khảo ý kiến chuyên gia dinh dưỡng hay bác sĩ nhi khoa để được cho lời khuyên tốt nhất về các loại sữa cho bé, cũng như liều lượng sữa cần bổ sung mỗi ngày.

Bên cạnh đó, cha mẹ nên bổ sung các thực phẩm giàu vitamin D và canxi như gan, cá, thịt, tôm, cua, trứng, sữa, ngũ cốc, rau xanh và các loại quả chín vào chế độ dinh dưỡng của trẻ. Đồng thời cho bé tắm nắng từ 10-15 phút trước 8 giờ sáng mỗi ngày để hấp thu vitamin D và tổng hợp canxi tốt hơn.

Thứ Năm, 28 tháng 12, 2017

Làm sao để hạn chế đau cơ xương khớp

Ăn đủ chất đạm và tinh bột để đảm bảo cơ thể không bị thiếu dinh dưỡng.– Ăn nhiều rau quả nhất là những loại rau có màu xanh đậm (như bắp cải, súp lơ…), đảm bảo đầy đủ canxi như uống nhiều sữa để xương thêm chắc khỏe.

Kiểm soát cơn đau: Cần lưu ý các công việc hạn chế đau cơ xương khớp. Cần nhận biết các giới hạn của cơ thể để tránh làm việc quá sức. Nên ngưng làm việc ngay khi cảm thấy mệt và đau, sau đó từ từ bắt đầu lại với tốc độ chậm hơn.

Nguyên tắc chính khi vận động đối với người bệnh cơ xương khớp là nên vận động ít nhưng thường xuyên (tránh vận động nặng, mang vác nặng gây quá tải khớp). Vì vậy, người bị các bệnh về cơ xương khớp cần tập luyện ít nhất 30 phút/ngày, 5 ngày/tuần và lý tưởng nhất là nên chia mỗi buổi tập ra thành từng đợt kéo dài từ 5-10 phút và không nên cố quá sức.
Dinh dưỡng là yếu tố rất quan trọng trong việc đề phòng, làm chậm và điều trị các chứng bệnh về cơ xương khớp. Vì vậy, để phòng ngừa các bệnh về cơ xương khớp hiệu quả, bạn cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý:

Chỉ ăn vừa đủ chất béo, vì tất cả những món ăn làm tăng chất mỡ trong máu đều bất lợi cho người đang bị viêm vì xúc tác phản ứng viêm tấy ở mặt trong bao khớp. Ưu tiên các loại dầu thực vật, các loại thực phẩm chứa nhiều axit béo Omega-3 (có nhiều trong thịt và mỡ cá thu, cá ngừ, cá hồi…). Người đang thừa cân, béo phì nên có chế độ ăn giảm chất béo để giảm cân.
Tránh ăn quá mặn hay quá ngọt. Đặc biệt nên hạn chế uống nhiều bia rượu và các chất kích thích thần kinh vì các chất này thường gây co cứng cơ, giảm tác dụng của thuốc điều trị bệnh cơ xương khớp.

Sinh hoạt hằng ngày

Làm sao để hạn chế đau cơ xương khớp
Làm sao để hạn chế đau cơ xương khớp


Làm việc từ từ và điều độ: Nên chia nhỏ công việc làm nhiều phần, nghỉ ngơi sau khoảng 15-20 phút làm việc để không gây áp lực nên các khớp. Không giữ một tư thế đứng, ngồi hay nằm quá lâu. Nên thay đổi tư thế sau mỗi 20 phút để tránh cho cơ và khớp bị mỏi sinh ra đau nhức dẫn đến viêm.


Chọn giày dép với cấu trúc từng cơ thể: Nếu chỉ chạy theo thời trang mà chọn giày dép hoặc quá chặt, hoặc gót quá cao sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của bản chân, bắp đùi, thậm chí cả cột sống và các khớp khác ở chân như gối và háng.

Tư thế đúng cho thai phụ: Khi thai nhi dần phát triển, trọng lực cơ thể thai phụ cũng bắt đầu di chuyển về phía trước. Các cơ, dây chằng sẽ bị kéo giãn và gây áp lực khiến lưng thai phụ thường xuyên bị đau, mỏi. 

Để tránh tình trạng này, thai phụ cần phải giữ đúng tư thế trong mọi hoạt động, sinh hoạt. Tránh đi thõng vai, tránh ngồi quá lâu trước màn hình tivi hay máy tính, tránh cầm, mang vác vật nặng. Hãy đứng thẳng, ngồi ở tư thế đúng, để vai thoải mái sẽ giúp thai phụ giảm đáng kể những cơn đau lưng.

Thứ Ba, 26 tháng 12, 2017

Chữa trị bệnh zona thần kinh tại nhà

Mặc quần áo rộng để tránh bị thương thêm khi quần áo tiếp xúc với sang thương. Tránh những tiếp xúc da-da với những người chưa từng bị thủy đậu, đang bị bệnh, hoặc những người bị suy giảm hệ miễn dịch.

Không được gãi vì có thể làm gia tăng nguy cơ bị nhiễm trùng thứ phát và chữa trị bệnh zona thần kinh tại nhà có thể để lại sẹo. Thuốc kháng histamin có thể giúp giảm ngứa.

Thuốc giảm đau đôi khi cũng cần thiết.

Dùng băng ép ngâm nước lạnh băng vào sang thương rỉ mủ trong khoảng 20 phút khoảng 7 - 8 lần/ngày để làm dịu bớt cơn đau và làm khô sang thương. Nó còn giúp lấy bớt vảy ra ngoài và giảm khả năng bị nhiễm trùng. Ngưng sử dụng băng ép khi sang thương đã khô giúp cho những vùng da xung quanh không trở nên khô và ngứa.

Chữa trị bệnh zona thần kinh tại nhà
Chữa trị bệnh zona thần kinh tại nhà


Dùng thuốc

Một vài bác sĩ chỉ điều trị triệu chứng của Zona như đau. Một vài thuốc giảm đau được sử dụng, chẳng hạn như acetaminophen (Tylenol), và ibuprofen (Advil) hoặc thuốc giảm đau tricyclic, đặc biệt là trong trường hợp đau dây thần kinh sau tổn thương (PHN - Postherpetic neuralgia). Đau dây thần kinh sau tổn thương là những cơn đau kéo dài ở một số người ngay cả sau khi sang thương đã biến mất. Cách giảm đau gai cột sống http://coxuongkhoppcc.com/cach-giam-dau-gai-cot-song.html

Thuốc kháng vi-rút, như acyclovir (Zovirax), valacyclovir (Valtrex) và famciclovir (Famvir), có thể là giảm thời gian phát ban và đau, bao gồm cả đau dây thần kinh sau tổn thương. Cần phải bắt đầu sử dụng những loại thuốc này trong giai đoạn sớm của bệnh mới có hiệu quả. Bác sĩ sẽ quyết định bạn cần sử dụng loại thuốc nào.

Đôi khi, corticoid tại chỗ có thể được dùng để giảm viêm. Các thuốc dùng tại chỗ có thể được sử dụng để làm giảm đau và ngừa nhiễm trùng.

Thứ Hai, 25 tháng 12, 2017

Trị tê bàn chân bằng châm cứu

Có một số người sau khi tập thể thao cũng thấy tê hai bàn chân. Trong trường hợp này có thể do dây giày của họ buộc quá chặt khiến cho bàn chân không có đủ máu nuôi dưỡng. Nếu để lâu, chân có thể bị sưng phù và chuyển màu tím. Vì vậy khi tập thể thao, chúng ta cần lưu ý để bàn chân được thả lỏng thoải mái.

Trị tê bàn chân bằng châm cứu một biện pháp chữa bệnh điển hình của Đông y không gây đau đớn và người bệnh cũng không cần dùng thuốc. Thực chất đây là cách dùng thủ thuật chèn và thao tác kim hình chỉ lên các điểm bị đau để điều trị.

Chắc chắn chúng ta ít nhiều đều đã bị tê bàn chân. Chẳng hạn như ngồi xổm một lúc lâu, khi đứng dậy bạn sẽ thấy hai bàn chân tê, lại có cảm giác rần rần đau đau như con gì đang bò trong bàn chân rất khó chịu.

Nếu phải quỳ hoặc đứng trong thời gian dài cũng sẽ rơi vào trình trạng tương tự. Nguyên nhân do mạch máu ở chân không được lưu thông, dẫn đến quá trình dẫn truyền máu và các tín hiệu thần kinh bị tắc nghẽn, gây ra hiện tượng tê bàn chân.

Ở những người khác, tê chân lại xuất hiện vào buổi sáng sớm sau khi thức dậy hoặc tự nhiên bị tê chân mà không rõ nguyên do. Nếu tình trạng này kéo dài, người bệnh có thể mắc các bệnh liên quan đến thần kinh và xương khớp như đau dây thần kinh liên sườn, viêm dây thần kinh do đái tháo đường và cần phải được điều trị kịp thời.
Triệu chứng tê chân ban đầu có thể rất nhẹ như kiến bò. Sau đó khi bệnh nặng hơn, người bệnh sẽ thấy chân đau như có kim đâm, điện giật. Nếu đặt bàn chân xuống sàn sẽ thấy đau buốt, nhưng dùng tay xoa bóp lại không có cảm giác. Có lẽ tất cả chúng ta đều biết nó khó chịu đến mức nào.

Trị tê bàn chân bằng châm cứu
Trị tê bàn chân bằng châm cứu

Trong Đông y, bàn chân có thể đại diện cho tất cả các bộ phận trong cơ thể. Vì thế khi bàn chân gặp phải một vấn đề nào đó thì chắc chắn cơ thể của chúng ta đang ốm mệt. Người ta có thể dựa vào vị trí bị tổn thương trên lòng bàn chân để xác định cơ quan bị tổn thương. Nhưng đa phần tê bàn chân đều do vệ khí không vận hành mà ra.


Châm cứu để chữa tê chân được gọi là Túc Châm. Theo đó, chân có 51 huyệt, được đánh số từ 1 đến 51, nhưng sau khi chỉnh lại chỉ còn 32 huyệt. Tùy vào tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ tiến hành châm cứu vào vị trí của từng huyệt.

Nói về hiệu quả của phương pháp này, đa số người bị tê chân đều cho phản ứng khá tốt. Nhiều người bệnh có tâm lí sợ kim châm nhưng thật ra châm cứu không đau, 90% không chảy máu và rất ít sưng. Chi phí chữa bệnh theo phương pháp này cũng không quá đắt đỏ.

Tuy nhiên một liệu trình châm cứu thường kéo dài 7 ngày liên tục, sau đó nghỉ khoàng 1 tuần rồi lại tiến hành châm cứu tiếp. Với nhiều người bệnh ở xa, việc theo đuổi có lẽ sẽ gặp nhiều khó khăn. Trong một số trường hợp, châm cứu cũng chỉ có tác dụng giảm đau chứ không thể chữa bệnh dứt điểm.